EVNNPT đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam.

Công ty Truyền tải Điện 3: Chủ động ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả công tác quản lý kỹ thuật

Ngày đăng: 10/13/2020 7:55:56 AM

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với sự phát triển mạnh mẽ và diệu kỳ của công nghệ đã làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của nền sản xuất và đời sống xã hội. Ích lợi mà CMCN 4.0 mang lại vô cùng lớn. Hiện các cấp chính quyền, các ngành nghề, cơ quan trong cả nước ta đang đẩy mạnh việc đưa CMCN 4.0 vào mọi mặt hoạt động của mình. Hòa chung xu thế đó, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) đã chủ động ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 - khai thác nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh vào công tác quản lý kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác quản lý, vận hành lưới truyền tải điện.

Sử dụng UAV và Flycam để kiểm tra thiết bị trên đường dây

Yếu tố con người là then chốt

Xác định yếu tố con người là khâu then chốt nên PTC3 đã tập trung vào công tác đào tạo và tự đào tạo nguồn nhân lực; ưu tiên đào tạo nâng cao cho những CBCNV có trình độ năng lực tốt; hình thành nhóm kỹ sư có trình độ cao tại Phòng Kỹ thuật Công ty để ứng dụng KHKT vào công tác quản lý vận hành với nhiệm vụ: nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của khoa học, kỹ thuật vào công tác quản lý vận hành đường dây; nghiên cứu ứng dụng thiết bị để thu thập dữ liệu, hình ảnh; nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc phân tích dữ liệu lớn (big data); thực hiện các chương trình đào tạo bằng đại học thứ 2 về CNTT và tiếng Anh đối với lực lượng đang làm công tác: trực ban vận hành, trạm biến áp/Tổ TTLĐ. Đối với lực lượng quản lý vận hành đường dây còn được đào tạo thêm về tin học văn phòng (Autocad, Ms Office…), đào tạo sử dụng và khai thác các trang thiết bị hiện đại (UAV, robot, ra đa vẽ bản đồ,…) để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đường dây; triển khai xây dựng các hiện trường huấn luyện, đào tạo lực lượng quản lý vận hành trạm biến áp, quản lý vận hành và sửa chữa đường dây.

Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành

Bước ra khỏi thời kỳ xử lý công việc hoàn toàn thủ công bằng giấy tờ. Công tác quản trị nhân lực, quản lý vận hành lưới truyền tải điện chủ yếu qua ghi chép các biểu mẫu tính toán, đánh giá mang nhiều tính định tính và tốn nhiều thời gian. Hiện nay PTC3 tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhóm chính như sau: internet; công nghệ điện toán đám mây; công nghệ truyền dẫn tốc độ cao; không gian mạng; số hóa và tiến tới xây dựng nguồn dữ liệu lớn (Big data) và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Các ứng dụng miễn phí có sẵn của Google, như Google Sheet, https://docs.google.com/spreadsheets/u/0/ được sử dụng cho việc nhập
số liệu, đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị điện tử thông minh (smart
phone, máy tính bảng, Ipad,...)
với các máy tính lưu số liệu, quản lý, đánh giá
số liệu thiết bị, cho phép phân quyền (nhập, xem, quản lý) cập nhật số liệu tại
các tổ, đội đường dây, trạm biến áp hoặc trung tâm vận hành, phòng kỹ thuật
của đơn vị và lãnh đạo đơn vị.

Khai thác các chức năng, công cụ của phần mềm Microsoft Excel để
lưu số liệu dưới dạng bảng biểu nhằm mục tiêu so sánh, vẽ biểu đồ (đồ thị) để
đánh giá số liệu thiết bị theo thời gian, từ đó phân tích số liệu, xu hướng số
liệu thay đổi, đánh giá chất lượng thiết bị theo thời gian. Sử dụng phần mềm PSS/E để tính toán tối ưu chế độ vận hành.

Các danh mục phiếu chỉnh định rơ le, quy trình thiết bị, quy trình, quy định pháp quy … được số hóa.

Số liệu, thông số, hình ảnh định kỳ kiểm tra thiết bị, kết quả thí nghiệm định kỳ thiết bị trạm biến áp; các số liệu về dòng rò chống sét, nhiệt độ mối nối thiết bị/kẹp cực, chuyển nấc OLTC/tháng, áp lực khí SF6, điện trở tiếp xúc, điện trở cách điện, hàm lượng khí hòa tan trong dầu cách điện, giá trị tổn hao điện môi tgd,...  được vẽ thành biểu đồ để dễ theo dõi, giám sát và cũng chính là một căn cứ để
lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn thiết bị lưới điện.

Thực hiện giám sát tập trung qua máy tính HMI tại Phòng Điều độ (B03) các TBA 220kV không người trực như: Tuy Hòa, Nha Trang, Tháp Chàm, Đức Trọng, Phước An, Phan Rí, Ninh Phước, Vân Phong, giảm các công việc như báo cáo sản lượng hàng ngày, thông số vận hành…cho các TTTLĐ.

Hình ảnh giám sát bản thể MBA 500kV AT1 tại TBA 500kV Pleiku 2

Thực hiện giám sát trực tuyến toàn diện máy biến áp 500kV tại TBA 500kV Pleiku 2 (sẽ áp dụng cho các MBA khác sau này) qua Hệ thống Giám sát bản thể MS3000: giám sát, phân tích và chẩn đoán tình trạng MBA theo thời gian thực nhằm phát hiện sớm các khiếm khuyết và rủi ro hư hỏng, ngăn ngừa sớm sự cố MBA có thể xảy ra.

Thực hiện lắp camera dùng năng lượng mặt trời và Sim 4G tại các vị trí cột điện trọng yếu để giám sát theo dõi thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện và xử lý sớm những bất thường để tránh xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến sự làm việc của lưới điện.

Ứng dụng quản lý đường dây trên Web nhúng bản đồ Google Map: có thể theo dõi thay đổi địa hình theo thời gian mà Google chụp ảnh mới tại TTĐ Khánh Hòa.
Triển khai Camera GO Pro  gắn trên mũ công nhân vận hành đường dây để tự động ghi hình ảnh trong quá trình kiểm tra tuyến tại TTĐ Đăk Nông.

Dùng Drone, FlyCam để kiểm tra đường dây rất hiệu quả. Hiện tại TTĐ Lâm Đồng đang sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) chất lượng cao (4k) bay dọc theo đường dây để kiểm tra ngay cả khi đường dây đang mang điện vận hành. UAV sẽ tiếp cận gần với dây dẫn, dây chống sét, mối nối, mối vá, khóa néo, phụ kiện… ở độ cao trên hàng trăm mét với nhiều góc độ khác nhau để quay phim và chụp lại hình ảnh rõ nét với độ tin cây cao, chính xác ghi lại trong thẻ nhớ. Các dữ liệu này sẽ được  kiểm tra để phân tích nhằm phát hiện các hư hỏng, bất thường (nếu có), từ đó kịp thời có kế hoạch xử lý các hư hỏng phát sinh trong quá trình quản lý vận hành nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra. Trước đây, để kiểm tra các tuyến đường dây truyền tải điện ở những nơi đi qua địa hình đồi núi, đèo cao, vực sâu và những thung lũng rộng với những khoảng vượt dài (hơn 1,3km) người công nhân phải băng rừng vượt suối để tiếp cận vị trí, leo lên cột rồi sử dụng ống nhòm, máy ảnh, máy quay phim để kiểm tra. Việc này thực chất hiệu quả thấp vì khoảng cách từ mặt đất đến dây dẫn quá xa. Công việc tốn rất nhiều sức lực của anh em công nhân, nguy cơ mất an toàn do ngã cao, rắn độc cắn, ong đốt, ... nhưng vẫn không đảm bảo kiểm soát hết tình trạng trụ, phụ kiện trên cột do nhiều thành phần bị che khuất.

Có thể nói số hóa dữ liệu, khai thác các phần mềm ứng dụng có sẵn cho phép phân tích xu hướng, đánh giá số liệu nhằm mục tiêu từng bước chủ động hơn
trong trong công tác quản lý kỹ thuật, thông qua đó đề xuất các giải pháp phù
hợp nhằm phòng ngừa xảy ra các bất thường, hư hỏng thiết bị lưới điện.     Số liệu dưới dạng bảng biểu, biểu đồ cũng chính là một căn cứ để
lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn thiết bị lưới điện. Việc lưu giữ này là cơ sở hình thành nguồn dữ liệu lớn (Big data) của Công ty.

Phát huy tinh thần trách nhiệm, tận tâm

 Với lòng yêu nghề, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp trên cũng như tương lai tươi sáng của EVNNPT, cán bộ và công nhân của PTC3 đã và đang phát huy tinh thần trách nhiệm, tận tâm, nhanh chóng ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 vào mọi hoạt động của đơn vị để nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành, góp phần xây dựng PTC3, EVNNPT lớn mạnh về mọi mặt./.

                                                                                                Trịnh Văn Hải



Tin khác:


Dấu chân người lính Truyền tải






Lượt truy cập:
web
analytics