EVNNPT đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam.

TTĐ Bình Định: Thay cách điện composite để nâng cao độ tin cậy cho lưới điện truyền tải

Ngày đăng: 10/4/2019 10:32:41 AM

Trong 02 ngày 23/9/2019 và 02/10/2019, Truyền tải điện Bình Định đã thực hiện thi công sửa chữa lớn năm 2019 – Hạng mục: thay cách điện Composite đường dây 220kV Quy Nhơn - Tuy Hòa và thay cách điện Composite, thay dây dẫn pha C khoảng cột 104-109 ĐZ 220kV Quy Nhơn – An Khê tại một số vị trí thuộc vùng nhiễm bẩn đã bị suy giảm cách điện để đảm bảo đường dây vận hành an toàn, nâng cao độ tin cậy trong vận hành lưới điện.

Truyền tải điện Bình Định đã tiến hành thi công thay thế cách điện dây dẫn gốm bằng cách điện composite tại 37 vị trí của đường dây 220kV Quy Nhơn – Tuy Hòa mạch đơn (từ 5h00 đến 16h00 ngày 23/9) và 23 vị trí của đường dây 220kV Quy Nhơn – An Khê kết hợp thay dây dẫn pha C khoảng cột 104-109 của khoảng néo 101-114 (từ 6h00 đến 17h00 ngày 02/10/2019).

Mặc dù khối lượng công việc lớn, thời gian cắt điện ngắn, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng phương án thi công, vật tư, dụng cụ thi công, cộng với sự nỗ lực, khẩn trương và tập trung cao độ của các CBCNV đơn vị và nhân lực tăng cường từ các Truyền tải điện Gia Lai, ĐăkLăk, Phú Yên nên toàn bộ khối lượng công việc đã được hoàn tất theo đúng kế hoạch, yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Có thể nói, các vị trí sau khi thay cách điện dây dẫn phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu đã nâng cao độ tin cậy, đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn, cung cấp điện liên tục, ổn định, giảm suất sự cố, giảm tổn thất điện năng truyền tải, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng của khu vực tỉnh Bình Định và các vùng lân cận.

Đường dây 220kV Quy Nhơn – Tuy Hòa nằm ở vị trí trên vùng thung lũng, sườn núi cao khu vực Đèo Cù Mông nên vào các tháng mùa Đông và cuối mùa Xuân thường xuyên bị sương mù dày đặc vào sáng sớm, các đám mây sương khu vực này có nhiều hơi nước nhiễm mặn nên gây bất lợi cho cách điện đường dây, cộng với cách điện đường dây được thiết kế trước năm 2005 trải qua quá trình vận hành trong thời gian dài đến nay chất lượng không đảm bảo, dẫn đến phóng điện gây sự cố. Trong khi đó, đường dây ĐZ 220kV Quy Nhơn – An Khê được đóng điện vận hành từ năm 1994, cách điện cũng được thiết kế theo quy phạm trang bị điện 11TCN19-84, không còn phù hợp với quy phạm hiện hành (11TCN19-2006), cùng với vận hành thời gian dài trong điều kiện môi trường bị nhiễm bẩn nặng do tình hình đô thị hóa và các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới được xây dựng nên cũng xảy ra tình trạng phóng điện gây sự cố.

Lê Hồng Việt



Tin khác:


Dấu chân người lính Truyền tải






Lượt truy cập:
web
analytics